Sức sống của làng rèn Hậu Lộc
Xã Tiến Lộc, huyện HậuLộc, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng từ bao đời nay với nghề rèn cơ khí và nghề"nổi lửa lên em" này được duy trì hàng trăm năm nay. Những nghệnhân-thợ rèn nơi đây từng rèn dao, rèn cuốc đến làm nhíp ô tô, đường ray tàuhỏa.
Theocác cụ cao niên ở Tiến Lộc kể lại, xưa kia làng rèn Tiến Lộc (được gọi là làngrèn Tất Tác) là tên chung của 3 làng: Làng Ngọ, làng Bùi và làng Sơn thuộc xãTiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ xa xưa, làng này đã nổi tiếngvới nghề rèn vũ khí và nông cụ. Nghề rèn Tiến Lộc đã tồn tại qua hàng trăm năm,không ai trong làng nhớ nghề rèn có từ khi nào, họ chỉ nhớ tên người đã có côngmang nghề đến với làng và phát triển tới ngày nay.
Theo tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ XVII, có ông Lê Cao Sơnngười đất Bắc di cư vào Thanh Hóa sinh sống, khi đến chân núi Bận, thuộc làngTất Tác. Thấy dân cư nghèo khó, ông liền dạy cho người dân nơi đây nghề rèn, từđó nghề rèn bắt đầu hình thành và bám rễ sâu trên mảnh đất này. Để tưởng nhớcông lao của ông, người dân nơi đây đã lập nơi thờ tự, thường xuyên nhang khóithành kính. Miếu thờ cụ Lê Cao Sơn, được xây dựng bên trong sân đình nằmgiữa làng Ngọ, dân làng suy tôn ông là "Thánh tổ nghề rèn" nơi đây.
Nhiều thế kỷ trôi qua, làng Tất Tác xưa đã định hình và pháttriển nghề rèn, trở thành một làng nghề nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh và có thểsánh ngang với làng rèn ở Đa Hội (Bắc Ninh) hay làng rèn Nho Lâm (Nghệ An).
Không chỉ sản xuất dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, nghề rènTiến Lộc còn đóng vai trò không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoạixâm. Đây cũng là nơi cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp những người thợ tài batrong lĩnh vực cơ khí lúc bấy giờ.
Từ việc chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, nhiều năm trởlại đây, các sản phẩm của làng nghề rèn Tiến Lộc còn vươn ra thị trường cácnước trong khu vực như Lào, Thái Lan…
Sản phẩm rèn của làng không chỉ dừng lại ở cái cuốc, cái cày màcòn vươn tới sản xuất những dụng cụ cơ khí như nhíp ô tô, đường ray tàu hỏa,bánh máy"… Xã hội ngày càng phát triển, những người thợ rèn ở Tiến Lộccũng trở nên năng động hơn và không ngừng sáng tạo, mở rộng sản xuất, tìm kiếmthị trường, đầu tư máy, móc, công nghệ vào làm nghề. Hầu hết các hộ ở làngrèn Tiến Lộc đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, chuyển đổi phương thức sản xuất từthủ công sang máy móc, đi vào sản xuất ổn định.
Ở làng rèn Tiến Lộc mọi người thường nói rằng, nghề rèn là nghềvất vả, cần sức lực và sự tỉ mỉ…Để làm ra những sản phẩm hoàn chỉnh, người thợrèn Tiến Lộc phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ công đoạn ra phôi đến giacông trong lò. Trong mỗi công đoạn lại đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm,tay nghề vững và cái tâm với nghề mới cho ra được sản phẩm có chất lượng tốtnhất.
Dù khó nhọc là thế, nhưng những người thợ ở Tiến Lộc đời này quađời khác đều có ý thức phát triển nghề và giữ nghề của cha ông.
Được biết, cứ vào mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, miếu"Thánh Tổ nghề rèn" lại được mở cửa để dân làng lui tới dâng hương,tưởng nhớ công ơn của người khai sinh ra nghề rèn Tiến Lộc...
Người dân Tiến Lộc đã lập nhà thờ ông Lê Cao Sơn để nhớ công laocủa ông và ông được dân làng suy tôn gọi là "Thánh tổ nghề rèn" nơiđây. Ảnh: Hoài Thu
Những sản phẩm của làng rèn Tiến Lộc như:Dao, liềm... Ảnh Hoài Thu