Trênvùng đất xứ Thanh có nhiều nghề và làng nghề hình thành từ lâu đời, có nhữngsản phẩm thương hiệu nổi tiếng và được lưu truyền phát triển qua nhiều thế hệcho đến ngày nay như chiếu cói Nga Sơn, đúc đồng làng Chè, nghề rèn làng Bùi,chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng… Mỗi làng nghề là một địachỉ văn hoá phản ánh truyền thống văn hoá đặc sắc của mỗi miền quê. Cảnh quanmôi trường của làng nghề, cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt thường ngàycủa người dân, các công trình văn hoá và các lễ hội liên quan đến nghề của cáclàng nghề… là những yếu tố hấp dẫn để du khách khám phá, tìm hiểu khi đến ThanhHoá
Mỗi sản phẩm của làng nghề tạo nên từ bàntay khéo léo, tài hoa của của người nghệ nhân hoặc do công sức, mồ hôi củangười lao động tạo nên không những là hàng hoá đơn thuần mà còn là sản phẩm vănhoá có tính nghệ thuật. Sau đây là mộ số các làng nghề tiêu biểu của xứ Thanh.
1. Làng nghề bánh gai Tứ Trụ, xã ThọDiên, huyện thọ Xuân:
Bánh gai là một trong các loại bánh tiếnvua thời phong kiến, đặc biệt dùng trong các dịp lễ tết của người dân nơi đây,như dịp giỗ Lê lai, Lê Lợi. Ngày nay bánh gai là sản vật nổi tiếng được làmquanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. bánh gai có màu đặc trưng củalá gai hoà quyện vị dẻo thơm của gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt củamật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt và mùi thơm thoangthoảng của vừng.
Làng nghề bánh gai TứTrụ(sưu tầm)
Đến với làng nghề bánh gai, từ Thành phốThanh Hoá du khách có thể đi theo tỉnh lộ 506 hoặc đi theo tuyến du lịch số 3và số 5, cũng có thể đi theo đường Hồ Chí Minh để đến với làng nghề.
2. Chiếu cói Nga Sơn:
"ChiếuNga Sơn, gạch Bát Tràng
Vảitơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"
Nga Sơn được biết đến từ lâu với sản phẩmchiếu cói nổi tiếng từ trước tới nay. Sản phẩm chế biến từ cói gồm các loạichiếu, thảm, hàng thủ công… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường 29nước trên thế giới. Chiếu Nga Sơn gồm chiếu đậu, chiếu đàn, chiếu hoa với đủmọi kích cỡ, đặc biệt, chiếu đậu được dệt rất cầu kỳ và tinh xảo, sợi đay dệtsăn, nhỏ và mịn. Du khách đến với vùng đất phía Đông Bắc xứ Thanh không thểkhông biết đến những đôi chiếu đẹp là món quà quý cho người thân.
Nghề dệt chiếu cói NgaSơn (sưu tầm)
3. Nghề đúc đồng Kẻ Chè, làng Trà Đúc,Trà Đông thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá.
Từ bao đời nay dân làng trà Đúc, Trà Đôngđã duy trì và phát triển nghề đúc đồng truyền thống mà theo tương truyền do haiông tổ họ Vũ đã đến đây truyền nghề từ mấy trăm năm trước. Nghề đúc đồng làmtheo lối thủ công, dựa vào sự khéo léo của các nghệ nhân được truyền theo kiểucha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
Làng nghề đúc đồng Tràđông (Báo Thanh Hoá)
4. Làng nghề dệt thổ cẩm Cẩm Lương thuộcxã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ.
Nghề dệt là nghề gắn bó lâu đời với đờisống các đồng bào dân tộc tỉnh Thanh Hoá, Người Mường sống tập trung và duy trìnghề dệt ở xóm Lương Ngọc. Sự khéo tay trong nghề dệt vải là một tiêu chuẩnquan trọng để đánh giá tài năng và giá trị của người phụ nữ Mường.
Làng nghề dệt thổ cẩm (sưutầm)
Từ Thành phố Thanh Hoábạn cóthể đi bằng xe máy hoặc xe hơi theo các tuyến đườngquốc lộ45, quốc lộ 47 hay tỉnh lộ 217 trong khoảng thờigian 2 tiếng. Đến vớilàng nghề dệt Cẩm Lương du khách có thể kết hợp tham quan suối cá thần cách đókhoảng 500m.
Ngoài 4 làng nghề kể trên còn một số làngnghề như: Làng nghề nước mắm Do Xuyên - Ba làng (thuộc xã Hải Thanh, thị xãNghi Sơn), làng nghề nem chua tào Xuyên (thuộc thị trấn Tào Xuyên, tp ThanhHoá), làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô (thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá), làngnghề nón lá thủ công (thuộc xã Trường Giang, huyện Nông Cống), làng nghề đồ lưuniệm từ sản phẩm biển (thuộc phường Trường Sơn, tp Sầm Sơn), làng nghề mộc(thuộc xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá), làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan(thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá), làng nghề nấu rượu Cầu Lộc (làng ChiNê, xã Cầu lộc, huyện Hậu Lộc), làng nghề Chè lam Phủ Quảng (thuộc xã VĩnhThành, huyện Vĩnh Lộc).
Làng nghề là sản phẩm du lịch đặc trưng,thu hút khách bởi danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá, vừa là sảnphẩm du lịch bổ sung khi tạo ra những mặt hàng lưu niệm cho du khách. Làng nghềtruyền thống được xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch bao gồm cả giá trị vật thể và phi vậtthể.
Vũ Thị Ngời