Du lịch Thanh Hóa

Nghề dệt sợi Gai niềm tự hào của người Thổ Thanh Hóa

17-05-2022 Làng nghề

Dệt sợi Gai là nghề tồn tại khá lâu đời của người Thổ Thanh Hóa. Trải quanăm tháng, nghề dệt sợi Gai đã trở thành tập quán, nét đẹp trong văn hóa truyềnthống của đồng bào Thổ nơi đây.


ảnh sưu tầm

Tại vùng núi xứThanh nơi chủ yếu là đất đỏ, đất đá vôi rất phù hợp với cây Gai sinh trưởng,người Thổ tận dụng lợi thế đó để phát triển nghề trồng Gai truyền thống. Ở nhiềunơi, thường trồng Gai vào mùa xuân và mùa thu, nhưng với người Thổ Thanh Hóa họchỉ trồng cây Gai vào mùa xuân vì cây mọc tốt, khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh.


ảnh sưu tầm

Để dệt những tấmsợi gai như ý, người Thổ chú trọng đến công cụ chế biến sợi như dao bóc sợi,dao tước sợi, nồi đồng to để luộc sợi gai và thanh tre vót nhọn để se sợi. Côngcụ để dệt là bàn làm bằng tre, khung cửi dệt hay gọi là khung con cú, đòn ngồilà tấm ghế băng, trục cuốn vải. Khuôn dệt dài được vót nhẵn từ những nan tregià, cỗ go để khi dệt mà dận chân đòn thì tạo được khe hở cho con thoi chạyqua. Con thoi làm bằng gỗ nghiến hoặc bằng sừng, thanh văng được làm bằng cộttre già để giữ cho mặt vải luôn được và đều sợi. Vải dệt từ sợi gai có dộ mịn,đẹp và rất bền được người đương thời đánh giá khá cao cả về hình thức và giá trịsử dụng. Vải sợi gai được dùng để dệt váy, làm khăn đội đầu, thắt lưng, vỏchăn…

Thả hồn theo từng lao tay kết hợp bước dậnchân nhịp nhàng, cùng mắt lẹ nhanh để mắc cửi đều đặn và chính xác cho các sợise khít vào nhau, người Thổ đã dệt nên không biết bao mét sợi, tấc vải đưa lạilợi ích và làm giàu bản sắc văn hóa cho quê hương xứ Thanh.

Hải Vân