Du lịch Thanh Hóa

Khởi sắc làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô

17-05-2022 Làng nghề

Về với quê Thanh đểngắm nhìn những nương dâu trải dài xanh ngát, để ghi lại hình ảnh những cô thônnữ tay thoăn thoắt hái dâu, chăn tằm, dệt lụa và lắng nghe tiếng thoi lách cáchvốn vẫn được xếp trong “Thế gian đệ nhất tam lạc thanh”… tất cả những hình ảnhvà âm thanh sẽ được cảm nhận khi du khách đến thăm và trải nghiệm với làng nghềdệt nhiễu Hồng Đô.


ảnh sưu tầm

Làng Hồng Đô thuộc xã Thiệu Đô, huyện ThiệuHóa (Thanh Hóa), là một làng nghề thủ công truyền thống có hàng trăm nămtuổi. Ngườidân trong làng không rõ nghề được truyền từ đâuvàtự bao giờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu... ởHồng Đô đã phát triển thành làng nghề truyền thống cùng với lụa Hà Đông,tơ Nam Định,... nhiễu Hồng Đô nổi tiếng khắp cả nước với những bí quyết làngnghề rất đặc trưng và quý hiếm.


ảnh sưu tầm

Dân gian có câu:“Làm ruộng ăn cơm nằm,nuôi tằm ăn cơm đứng”. Vì thế nghề dệt nhiễu rất quan trọng khâu trồng dâu nuôitằm, khâu bận rộn và cẩn trọng nhất. Để có được cânkén, búp tơ, tấm nhiễu, người trồng dâu nuôi tằm cũng phải trăn trở, toan lo,chăm chút và phải trải qua một quy trình chăn nuôi rất nghiêm ngặt với nhữngyêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm nhà nghề. Đến khâu dệt nhiễu cũng lắmcông phu, để có được những tấm nhiễu đẹp, mịn thì người thợ phải chọn tơ tốt,sợi phải bóng làm ra được một tấm nhiễu phải trải qua từ 17 - 20 công đoạn.Người thợ dệt phải ngồi thật cân đối, con thoi đưa qua lại phải thật đều tay,đòi hỏi phải có sức bền, tâm huyết với nghề thì mới có những sản phẩm đẹp đếntay người tiêu dùng.


ảnh sưu tầm

Hồng Đô là một làng nghề đặc biệt vì từ công đoạn đầu đến côngđoạn cuối là hoàn toàn khép kín, chỉ người dân Hồng Đô mới làm được.Các cụ caoniên trong làng kể: Xưa kia để giữ nghề, gái làng không gả chồng xa,sợ bí quyết nhà nghề bị truyền sang làng khác. Nhưngnay thì khác, người dân Hồng Đô không giấu nghề đã cử cán bộ có nhiều kinhnghiệm đi truyền nghề cho các xã trong huyện, trong tỉnh đã đưa một nghề truyềnthống vốn đứng trước nguy cơ bị mai một đã hồi sinh.

Dân gian vùng đất nghềThiệu Hóa bằng tất cả niềm tự hào vẫn truyền nhau câu ca “Đẹp nhất là nhiễuHồng Đô/ Các bà thích mặc, các cô ưa dùng”.

Hải Vân