Từ lâuđời, xứ Thanh đã có nhiều địa danh là trung tâm sản xuất, giao thương kinh tế sầmuất chẳng khác nào chốn đô hội. Một trong những trung tâm đó phải kể đến vùng đấtcổ Doanh Xá với sản phẩm nổi tiếng gốm làng Vồm.
Thời thuộc Hán đến đầu Tiền Tống TCN,làng Vồm cận lân với thành Tư Phố - trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, vănhóa của Việt Nam lúc bấy giờ. Đất Doanh Xá có kẻ Vồm, kẻ Chành nằm bên bờ hữungạn sông Chu, nơi hợp lưu của hai dòng sông lớn nhất xứ Thanh là sông Mã và sôngChu. Chợ Vồm nằm tại vùng Ngã Ba Đầu, các sản phẩm gốm khi ra lò về tới chợ rồingược xuôi theo hai dòng sông lớn tỏa đi khắp các vùng trong và ngoài tỉnh. Quảlà “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận chợ”, hơn nữa thổ nhưỡng ở đây tạo nêncác “mỏ” đất sét trằng, đó là các yếu tố thuận lợi nhất để nghề gốm làng Vồm,làng Chành ra đời và phát triển.
ảnh sưu tầm
Gốm Vồm nổi tiếng là sản phẩm gốm nhẹlửa, bằng chất liệu đất sét trắng mềm, dẻo, ít pha tạp. Chủng loại gồm nồi, ấm,siêu, chõ đồ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá trị sử dụng cao, từng chiềulòng được nhiều khách hàng khó tính ở các tỉnh ngoài như Hà Nam, Nam Định, HàNội…
Đểcó những sản phẩm bền đẹp, ngoài ưu thế về chất đất, nghệ nhân và những tay thợgiỏi nơi đây còn phải công phu từ khâu khai thác nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụđến kỹ thuật trong các cung đoạn luyện đất, chuốt trên bàn xoay và nung gốm.Dày dặn trong kinh nghiệm, tinh xảo trong kỹ thuật, vốn sống trải nghiệm và đặcbiệt là bí quyết “cha truyền con nối” đã tạo thương hiệu cho sản phẩm gốm Vồm.
ảnh sưu tầm
Nhữngchiếc nồi đât, niêu đất, ấm đất, chõ đất làng Vồm vẫn có mặt trong các nhà hàngẩm thực tên tuổi ở xứ Thanh, làm dậy lên những hương vị dẻo thơm của nếp cáihoa vàng Hà Lĩnh; bùi nhừ của cá rô Đầm Bái Thượng hay sóng sánh thơm mát nhưly chè xanh Sánh Lược Thọ Xuân…
ảnh sưu tầm
Dù khói lò nung đã khôngcòn, song dấu tích của nghề gốm “Vồm”, xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) hàng trămnăm tuổi vẫn hằn sâu trên các bức tường, con đường làng... và cả trong ký ức củanhững người dân trên vùng đất này.
Hải Vân