Du lịch Thanh Hóa

Diễn tấu Cồng Chiêng của đồng bào Mường, xứ Thanh

Cồng chiêng là thể loại hình âm nhạc đặc sắccủa đồng bào Mường Thanh Hóa. Một bộ cồng chiêng đầy đủ có từ 10 đến 12 chiếc,có kích cỡ to, nhỏ và âm thanh khác nhau. Cồng chiêng được chia thành ba nhómchính đó là: Cồng lệch, có kích thước nhỏ nhất, tiếng thanh với chức năng làmhiệu lệnh cho cả giàn cổng. Nhóm chiêng cồng với đường kính 40-50cm, âm thanh ấmtrầm dùng để giữ nhịp cùng với cồng lệnh. Nhóm chiêng cồng với đườngkính lớn hơn cả được gọi là cồng giàm, có chức năng phụ họa trong tổng thể giàncồng. Ngoài các phân chia trên, người Mường còn phân biệt cồng chiêng với hailoại chính là chiêng cái và chiêng con. Cồng chiêng được diễn tấu theo giàntrong các hội phường và diễn tấu đơn lẻ.

Người Mường có đời sống cộng đồng bền chặt,không có sự phân biệt trong làng, ngoài Mường, chính điều đó cũng mang dấu ấnsâu đậm trong sinh hoạt của phường cồng. Cồng chiêng được diễn tấu theo giàn ởcác phường xéc bùa, phường săn, phường đám ma.....Phường xéc bùa hay còn gọi làphường ròng được tổ chức vào đầu năm hoặc hát mừng nhà mới. Phường tập hợp nhữngngười vừa diễn tấu cồng chiêng vừa múa hát, đoàn người đi đến các nhà và Mườngnày sang Mường kia để chúc tết.

Cùng với cách sử dụng trên, cồng chiêngcòn được diễn tấu trong các ngày hội khai hạ, lễ xuống đồng, hội Pồn Pôông, mừngđứa trẻ chào đời..... cồng chiêng luôn có mặt trong cuộc sống của người Mườngvà cả cộng đồng từ lúc mới sinh ra cho tới khi khuất núi, chia sẻ niềm vui, nỗibuồn cùng họ.

Thời gian qua đi, âm nhạc và diễn tấu cồngchiêng ngày càng được khẳng định và phát huy giá trị trong cuộc sống. Đến với xứThanh, du khách sẽ được chứng kiến những âm thanh náo nức, nhiều cung bậc cảmxúc của nhạc cụ cồng chiêng của người Mường, bạn sẽ hiểu và cảm nhận được điệuhồn dân tộc Mường lắng đọng trong âm thanh trầm bổng của cồng chiêng.



Diễn tấu cồng chiêng Thanh Hoá- ảnh BTH

Nguyễn Huyên