Lê Lai người thôn Dựng Tú (làng Tép) sách Đức Giang, thuộc HươngLam Sơn, huyện Lương Giang. Vùng đất này thời Nguyễn thuộc tổng Cốc Xá, châuNgọc Lặc.
Trong"Đại Việt thông sử" nhà Bác học Lê Quý Đôn đã chép: "Lê Lai, ôngngười thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, huyện Lương Giang, cha là Lê Kiều, nối đờilàm phụ đạo, sinh hai con trai, con trưởng là Lê Lạn. Năm Ất Tý (1425) đánh ởải Khả Lưu, ông bị hi sinh, sau tặng là Thái Phó Hiệp Trung hầu, gia tặng Hiệpquận công.
Lê Laitính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cầncho vua rất chu đáo, rõ rệt. Mùa đông năm Bính Thân (1416) vua Lê Thái Tổ cùng18 vị trướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề, nguyện sống chết có nhau,ông cũng dự trong sổ đỏ, ông được trao chức Tổng quản phủ đô Tổng quản, tướcQuan Nội hầu. Năm Mậu Tuất (1418), lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít,quân thiếu, bị tướng nhà Minh vây đánh ở mường Một, Vua chạy thoát, về đóng ởTrịnh Cao, nơi hẻo lánh, không dân ở, tướng Minh chia quân chặn ở những chỗhiểm yếu, tình thế rất cấp bách, nhà vua hỏi các tướng: ''Ai dám đổi áo, thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta,bắt chước như Kỷ Tín đời Hán, để cho ta có thể dấu tiếng, nghi binh, tập hợptướng sỹ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau". Các tướng đều không ai dámhưởng ứng. Riêng Lê Lai đứng dậy nói "Tôixin đi, sau này lấy được nước nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháumuôn đời được nhớ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi". Nhà vua rấtthương cảm, ông nói: "Bây giờ nguykhốn thế này, nếu ngồi giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sợ sẽvô ích, nếu theo kế này may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nướcnào có tiếc gì". Nhà vua vái trời và khấn rằng: "Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và concháu tôi, cùng con cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy,thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn báu thành cục đồng, gươm thầnbiến thành dao cùn". Ông bèn dẫn hai con voi và 500 quân kéo thẳng đếntrại giặc khiêu chiến. Giặc dốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳngvào giữa trận, hô to lên rằng: "ChúaLam Sơn chính là ta đây" rồi đánh giết rất nhiều quân giặc. Khi đãkiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình, sau đó giặc lui quân về thành Tây Đô,việc phòng bị của chúng mới hơi sơ hở, vừa có thời cơ, nghi binh, nuôi chứanhuệ khí, để có thể trăm trận trăm thắng, và lấy được thiên hạ.
Vua cảmđộng vì lòng trung nghĩa của ông, trước hết sai người đi tìm di hài của ông,đem về mai táng ở Lam Sơn. Năm Thịnh Thiên thứ nhất (1428), phong ông là côngthần hạng nhất, tặng là Suy trung Đồng đức hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai côngthần, hàm Thiếu uý, thuỵ là Toàn Nghĩa. Tháng 12 sau (1429), nhà vua sai NguyễnTrãi viết 2 bản thề ước trước và lời thề nhớ công của Lê Lai đẻ vào trong hòmvàng, lại gia phong cho ông hàm Thái uý. Năm thái hoà thứ nhất (1443) ban tặnglà Bình chương quân quốc trọng sự, ban cho túi kim ngư, ấn vàng (kim phù), tướcHuyện Thượng hầu. Đầu niên hiệu Hồng Đức (1470), tặng là Diên Phúc hầu, đến nămthứ 15 (1484) truy tặng là Thái uý Phúc quốc công, về sau gia phong là TrungTúc Vương".
Theotương truyền, Lê Lợi đã có sự dặn dò con cháu nhà Lê phải luôn ghi nhớ thựchiện việc cúng giỗ tưởng nhớ công ơn của Lê Lai chu đáo trước ngày giỗ củamình. Nên dân gian xứ Thanh, ai cũng biết câu nói "hăm mốt Lê Lai, hăm haiLê Lợi".
Hình ảnh đền thờ TrungTúc Vươn Lê Lai (sưu tầm)
Du kháchvề xứ Thanh, ghé Ngọc Lặc thăm viếng đền thờ Lê Lai, là địa chỉ văn hoá tâmlinh rất quan trọng mỗi khi về vãn cảnh đất Lam Sơn. Hiện nay, đền thờ TrungTúc Vương Lê Lai được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt có quy mô bề thế vàbền vững.
Vũ Thị Ngời