Du lịch Thanh Hóa

Thăm nhà Mẹ Tơm ở xã Đa Lộc huyện Hậu Lộc

“Ôi bóng người xưa đã khuất rồi

Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi

Sống trên cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời”.

Trên là những vần thơ xúc động trongbài “Mẹ Tơm” của nhà thơ Tố Hữu được khắc trong khu lăng mộ mẹ Tơm. Thành kínhthắp nén hương thơm lên ban thờ, khu lăng mộ mẹ Tơm được gia đình mẹ chôn cất ởphần đất ngay trước nhà, bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ vớinhững cống hiến lớn lao của mẹ và gia đình. Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển(1880-1953). Chồng mẹ Tơm là ông Vũ Văn Sởn (1884-1945). Mẹ có 4 người con làVũ Thị Diệp, Vũ Thị Dực, Vũ Văn Sồ và Vũ Đức Hậu. Hai con trai Sồ và Hậu phảiđi ở, đi làm thuê, cuốc mướn, vì không có ruộng đất cày cấy nên xoay sở họcnghề cắt tóc. Tuy nghèo khổ nhưng mọi người trong gia đình mẹ Tơm đều giàu lòngyêu nước và cách mạng.

Trên đường đi ra bến đò Sung sang đất Nga Sơn, đó làngôi nhà của mẹ Tơm, mảnh đất Cồn Chông cỏ muống sát bờ biển, có một ngôi nhàtranh vách nứa đứng bên rặng phi lao xanh tốt ở thôn Hanh Cát, Hanh Cù, xã ĐaLộc (nay là thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc).


Nhà mẹ Tơm tại xã Đa Lộc (nguồn sưu tầm)

Tháng9 năm 1941, chiến khu du kích Ngọc Trạo (Thạch Thành) bị vỡ, giặc Pháp vây lùngbắt bớ các chiến sĩ cách mạng và cơ quan bí mật của Tỉnh ủy. Tỉnh ủy đã quyếtđịnh chuyển nơi hoạt động và cơ quan in báo về các huyện vùng biển để tránh sựtruy lùng vây bắt của địch. Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa lúc bấy giờ được gọi làATK (an toàn khu). Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời phần đông là các chiến sĩcách mạng vượt ngục nhà lao từ Đắk Lắk, Kon Tum và chiến khu du kích Ngọc Trạo(Thạch Thành) về, được Trung ương chỉ định thành lập Tỉnh ủy lâm thời từ năm1942 đến năm 1945. Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm các đồng chí Lê Tất Đắc(Bí thư), Tố Hữu, Trịnh Ngọc Điệt, Đinh Chương Lân, Hoàng Tiến Trình, HoàngXung Phong, Đặng Văn Hỷ... Đồng chí Tố Hữu được phân công làm Tổng biên tập,viết và in báo “Đuổi giặc nước”. Ngôi nhà tranh vách nứa ba gian trên cồn cátven biển hoang vắng của gia đình mẹ Tơm được chọn trở thành nơi nuôi giấu cánbộ, in tài liệu, viết truyền đơn. Nơi đây được coi là căn cứ cách mạng của Tỉnhủy Thanh Hóa lâm thời bấy giờ.

Giađình mẹ Tơm được phân công mỗi người một việc. Ông Tơm ở nhà đan rổ, rá ngoàihè để canh gác. Mẹ Tơm đi chợ Hôm, chợ Mành, chợ Vích, chợ Nghè, chợ Choàng...khi sang cả chợ Bạch (Nga Sơn), dưới gánh rau xanh là những bó truyền đơn kêugọi đấu tranh. Đêm đêm mẹ ra cồn cát cách nhà 50m ngồi canh gác, nếu có độngtĩnh thì báo ngay cho cơ quan biết để sơ tán. Hai người con trai đi cắt tóc dạođể lấy tiền mua khoai gạo về nuôi cả nhà và các chiến sĩ cách mạng, đồng thờilàm nhiệm vụ giao thông, liên lạc, đưa báo, tài liệu, truyền đơn đến các cơ sởđã định ở Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa...

Đầunăm 1944, đồng chí Lê Tất Đắc được điều ra Trung ương, đồng chí Tố Hữu thayđồng chí Lê Tất Đắc làm Bí thư, cũng trong thời gian này cơ quan bị lộ. Bọn mậtthám đã về nhà mẹ Tơm lục soát, đánh đập ông bà và bắt hai người con là anh Sồvà anh Hậu vào trại giam ở nhà lao thị xã Thanh Hóa. Mặc dù bị tra tấn dã mannhưng ông bà và hai con trai của mẹ Tơm một mực không khai ra cơ quan và cán bộcách mạng. Không khai thác được gì, đến tháng 4 năm 1945, bọn chúng phải thảhai người con của mẹ Tơm. Hai anh Sồ và Hậu về nhà bắt liên lạc với cơ sở tiếptục hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Nhàthơ Tố Hữu, trong một lần về thăm “Quê mẹ nuôi xưa” tháng 7 năm 1961 đã làm bàithơ “Mẹ Tơm” để ca ngợi quê hương, cuộc đời, công lao đức độ của mẹ. Để ghi nhớcông lao của gia đình bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) đã đấu tranh chống đế quốcvà bảo vệ cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Támnăm 1945. Ngày 9/3/1966, Thủ tướng Chính phủ đã tặng gia đình bà “Bằng có côngvới nước” và kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”. Hai con trai bà Quyển là ông VũVăn Sồ và ông Vũ Đức Hậu được Nhà nước tặng kỷ niệm chương “Cán bộ cách mạng bịtù đày”. Ngày 8/9/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã Quyết định xếp hạng nhàbà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc là “Địa điểm di tích lịchsử cách mạng”. Ngày 22/12/2010, nhà lưu niệm mẹ Tơm thuộc Khu di tích lịch sửcách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) được khởi công xây dựng và khánhthành ngày 15/9/2011. Năm 2021-2022, lăng mộ mẹ Tơm nằm trong khu di tích cũngđã được cháu, chắt mẹ Tơm tôn tạo khang trang đẹp đẽ, xứng đáng với công laođóng góp cho cách mạng của ông bà và các con.


Khulăng mộ bên cạnh nhà mẹ Tơm (nguồn Dân trí)

Hằngnăm, Khu di tích lịch sử cách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) thu hút rấtđông Nhân dân và du khách đến tham quan. Ngôi nhà được bài trí gọn gàng với banthờ ở chính giữa và chủ yếu lưu giữ kỷ vật gắn với cuộc đời mẹ Tơm và gia đình,cùng các đồng chí lãnh đạo thời kỳ tiền khởi nghĩa trước Cách mạng Tháng Támnăm 1945. Những ngày tháng 7, đặc biệt kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7),cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc đến dâng hương, dânghoa tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà Mẹ Tơm; đoàn thanh niên thắp nến triân tại đài tưởng niệm liệt sĩ xã Đa Lộc, lăng mộ mẹ Tơm và gia đình. Địa điểmdi tích lịch sử cách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (Mẹ Tơm) là “địa chỉ đỏ” đểgiáo dục các thế hệ hôm nay và mai sau luôn tự hào, đồng thời phát huy truyềnthống tốt đẹp của ông cha, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Vũ Thị Ngời