Du lịch Thanh Hóa

Sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Thanh Hóa

16-11-2019 Khách sạn
Với số lượng cơ sở lưu trú (CSLT) xếp thứ 9 toàn quốc, đã phản ánh phần nào tốc độ phát triển dịch vụ du lịch của Thanh Hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng, đặc biệt là đối với “dàn sao” đã được xếp hạng.

Tốc độ phát triển CSLT tăng mạnh


Theo thống kê của Sở VH,TT&DL, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 760 CSLT du lịch, với tổng số 27.300 phòng, trong đó có 245 khách sạn tương đương 12.590 phòng được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Thanh Hóa có các loại hình lưu trú tương đối phong phú, đa dạng, từ loại hình lưu trú cao cấp như khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch bảo đảm tiêu chuẩn... đến khách sạn, nhà nghỉ nhỏ... phù hợp với nhu cầu của nhiều phân khúc khách du lịch.




Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, đã có 130 CSLT được đầu tư xây dựng, với tổng giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng và khoảng 8.800 phòng mới đưa vào sử dụng, tập trung chủ yếu tại Khu du lịch Hải Tiến, TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa và một số trung tâm huyện, thị khác. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các khách sạn Centrer, Sao Mai, Lam Kinh, Royal, Hoàng Gia Luxury, Dragon Sea...


Có thể nói, việc đa số các CSLT được đầu tư mới có quy mô và trang thiết bị hiện đại, dịch vụ bổ trợ phong phú, đầu tư cải tạo, nâng cấp theo hướng mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ, không chỉ cho thấy năng lực đón tiếp, phục vụ du khách của du lịch Thanh Hóa, mà còn góp phần đổi mới hình ảnh du lịch Thanh Hóa theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Cũng nhờ đó mà tính đến hết năm 2017, Thanh Hóa xếp thứ 9 toàn quốc về số lượng CSLT và thứ 10 về số phòng lưu trú.



Tin khác