Du lịch Thanh Hóa

Lễ dâng Trâu trắng té trời

Người nôngdân làm nông nghiệp, canh tác lúa nước gắn liền với ruộng nương, với quan niệm"con trâu là đầu cơ nghiệp". Đồng bào người Thái là những cư dân gắnvới nền nông nghiệp lúa nước, họ coi con trâu là sản vật quý, vì con trâu làmra của cải vật chất nuôi sống người dân, do đó họ dùng trâu để dâng cúng các vịthần linh. Vào tháng 6 âm lịch hàng năm, đồng bào người Thái thường tổ chức Lễdâng trâu tế trời, như một sự trả ơn của con người đối với các vị thần linh đãban cho họ sức khoẻ, mùa màng bội thu, thóc lúa, khoai sắn đầy bồ, gia súc, giacầm đầy chuồng, nhân khang vật thịnh.


Hìnhảnh dâng trâu tế trời (sưu tầm)

Hàng năm tại Đền Chín Gian, huyện Như Xuân,các bản làng nơi đây sẽ chuẩn bị Lễ dâng trâu tế trời tại ngôi đền này, cácbản, làng lựa chọn 1 con trâu đạt chuẩn, là trâu tơ, trắng không tì vết hoặcđốm xoáy lạ khác màu và được giao cho một người có kinh nghiệm và uy tín trong bảnđể chăn thả và chăm sóc.

Lễ dâng trâu tế trời diễn ra trên ngọnđồi Pú Pen, có độ cao khoảng 120m, tạo hoá đã khéo sắp đặt cho ngọn đồi này có3 bậc, càng lên cao càng thu dần lại như hình bát úp. Trên đỉnh đồi là khoảngđất rộng, bằng phẳng, chính giữa có một tảng đá lớn màu trắng, đá bạc là nơiđặt lễ, hai bên có hai cây muỗm trên 200 tuổi xum xuê cành lá, xuống dưới chânđồi là rừng quế xanh tươi. Nhìn xuống chân đồi về phía Tây Bắc là dòng sôngĐạt, phía Đông Nam là sông Ác, nơi đây có bến Tà Phạ, chỉ được sử dụng trongngày tế lễ.


Hìnhảnh lễ hội tại Đền Chín Gian Như Xuân (sưu tầm)

Người dân nơi đây quan niệm đỉnh đồi lànơi linh thiêng nhất, là nơi thông linh giữa trời và đất. Sau phần lễ, nhân dânsẽ thụ lộc và thưởng thức rượu cần, hát khặp, đánh cồng dàm, khua luống, nhảysạp, thưởng thức văn hoá của ngường dân tộc Thái. 

Vũ Thị Ngời