Du lịch Thanh Hóa

Khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu

16-11-2019 Điểm đến
Khu di tích Bà Triệu nằm cách thành phố Thanh Hóa 17 km về phía Bắc và thủ đô Hà Nội hơn 150 km về phía Nam, thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Tọa lạc trêndiện tích rộng lớn 184.381,6 m2, nơi đây bao gồm đền Bà Triệu, lăng mộ BàTriệu, đình Phú Điền, mộ ba ông Tướng họ Lý, miếu Bàn Thề, đền Đệ Tứ. Đây làcông trình văn hóa, lịch sử xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của nữ tướngTriệu Thị Trinh (còn gọi là Bà Triệu). Theo quy hoạch, Lăng tháp được xây trênđỉnh núi Tùng là mảnh đất thiêng nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh ngã xuống khichiến đấu với quân xâm lược. Đền thờ bà nằm đối diện khu Lăng tháp về hướngđông bắc, dưới chân núi Gai. Đây là ngôi đền được xây dựng theo kiến trúctruyền thống vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ với hệ thống cổng ngoại, cổng nội, hồnước, bình phong, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung (nơi thờ BàTriệu).




Khu mộ ba ông tướng họ Lý(3 anh em theo Bà Triệu lãnh đạo khởinghĩa) nằm dưới chân núi Tùng. Khu mộ nằm dưới các tán cây cổ thụ tỏa rợp bóngmát. Dưới chân núi có giếng nước nhỏ tự nhiên, mạch nước chảy từ trong núi nêngiếng quanh năm không cạn. Nơi đây có bi ký được nhân dân làng Phú Điền dựngnăm Mậu Tý (1928) ca ngợi công đức Bà Triệu.


MiếuBàn thề cách lăng mộBà Triệu và khu mộ Ba ông tướng họ Lý khoảng 200m về phía tây bắc. Tương truyền đây là nơi ba anh em họLý đã tổ chức ăn thề trước khi gia nhập nghĩa quân Bà Triệu đánh đuổi giặc Ngô.


Đìnhlàng Phú Điền cách đền Bà Triệu khoảng 500m về hướng Tây Bắc, hiện naylà một trong những ngôi đình có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc biệtnhất Xứ Thanh. Đình được khởi dựng từ thế kỷ XVII, hậu cung của đình là nơi thờBà Triệu (Thần hoàng làng của làng cổ Phú Điền). Đến thời nhà Nguyễn (thế kỷXVIIII-XIX) đình được trùng tu, tu bổ nhiều lần. Lần trùng tu tôn tạo gần đâynhất là năm 2005. Nét đặc sắc của ngôi đình là kiến trúc chạm khắc tinh xảo vớinhiều đề tài khác nhau. Đến tham quan nơi đây, du khách sẽ không khỏi thán phụcđôi bàn tay tài hoa của người thợ thủ công xưa.


Đền Đệ Tứ cách Đình Phú Điền khoảng 0,8 km về hướng tây bắc.Đền thờ vị thần Linh Quang, tương truyền là vị thần được thiên đình cử xuống đểcai quản vùng đất và người dân vùng đất Bồ Điền. Tương truyền, đây là nơi BàTriệu lập đàn cầu đảo, yết cáo thần linh trước khi phất cờ khởi nghĩa.




Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi ghidấu ấn lịch sử, văn hóa mà còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, một kho tàngcác sự tích huyền thoại, ca dao, tục ngữ. Nơi đây cũng còn nhiều cổ vật gìn giữnguyên bản như 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán; 65 đạo sắc phong qua cáctriều đại phong kiến Việt Nam; quạt ngà; lược đồi mồi; trâm ngà; long cung sơnson thếp vàng; tượng Bà Triệu bằng đồng…


Lễ hội Bà Triệu được tổ chức vào dịp thánghai âm lịch hàng năm (chính lễ là từ ngày 19 đến ngày 24). Đây là một trongnhững lễ hội có quy mô lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa, thu hút nhiều du khách cảnước về tham quan, hành lễ. Ước tính hàng năm vào dịp lễ hội có khoảng gần8.000 người tham dự. Lễ hội có nội dung phong phú và mang những đặc trưng riêngcủa văn hóa truyền thống địa phương, như: Lễ mộc dục, lễ giỗ, lễ trình, lễ rướckiệu, lễ tạ, tế cung đình, tế nữ quan…trong đó lễ rước kiệu là nội dung đặcbiệt nhất. Các thanh niên được làng tuyển chọn kỹ lưỡng để rước kiệu. Chủ tế đidưới gầm kiệu Bà, kiệu vừa đi vừa quay đảo, có lúc như gặp trận cuồng phong,nhưng các đồ tế khí trên kiệu không hề suy chuyển. Phần hội, được tổ chức các trò chơi, trò diễndân gian để phục vụ nhân dân và du khách tham quan, tiêu biểu như: Nấu cơm thi,đánh bài điếm, đánh cờ người…đặc biệt là trò Nhà Mạc, trò Hội Trận.


Lễ hội Bà Triệu là hoạt động văn hóa,tâm linh quý giá, phản ánh sức mạnh tinh thần, lòng tự hào dân tộc, tôn vinhkhí phách anh hùng và sự biết ơn của đất nước với anh hùng Bà Triệu, người phụnữ đầu tiên được nhà nước phong kiến phong Thần.