Đềnthờ nàng Bình Khương
Đến với Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, ngoài việcchiêm ngưỡng toà thành đá kỳ vĩ của di sản thế giới ở Việt Nam, du khách còn cóthể ghé thăm đền thờ nàng Bình Khương, lắng nghe về huyền tích đẫm lệ “NàngBình Khương đập đầu vào phiến đá đến chết để minh oan cho chồng...”.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại và pháttriển, xung quanh Thành Nhà Hồ vẫn đang còn nhiều câu chuyện bí ẩn, trong đócâu chuyện truyền thuyết cảm động bi ai hơn cả về bà Bình Khương đập đầu vào đáquyên sinh vì nỗi oan của chồng còn vang vọng mãi cho đến ngày nay. Truyềnthuyết kể lại rằng: nàng Bình Khương có chồng là Trần Công Sỹ (Cống Sinh) – mộtvị quan được Hồ Quý Ly giao cho đốc công xây dựng đoạn tường phía Đông ThànhNhà Hồ. Thành phải được xây dựng gấp rút để phục vụ cho việc chống lại quân nhàMinh. Tiến độ thi công gấp rút nghiêm ngặt là thế nhưng đoạn thành phía Đông doTrần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong lại bị sụt, không ai rõ nguyên nhân từđâu. Hồ Quý Ly nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu đồ tạo phản, cố ý chậm trễ côngviệc xây thành. Trong cơn nóng giận, Hồ Quý Ly đã cho người chôn ông Công Sỹngay vào tường thành để làm gương và răn đe quân lính. Nỗi oan đó ngày nay mớiđược khoa học minh chứng, đoạn tường thành phía Đông có địa chất không ổn định,nằm dưới chỗ có mạch nước ngầm lớn của sông Mã và sông Bưởi (một chi lưu củasông Mã) - nơi đó thường có cát đùn nên đoạn tường cứ xây xong lại bị sụtlở.
Đền thờ nàng Bình Khương toạ lạc bên toàthành đá cổ kính Thành Nhà Hồthuộclàng Đông Mônxã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.Ngôi đền được người dân địa phương chung sức xây dựng vào năm 1903, đây chính là nơi năm xưa nàngđập đầu vào đá kêu oan cho chồng.
Phiến đá lưu giữ vết lõmđập đầu khuyên sinh của nàng Bình Khương
Hiệnnay, trong hậu cung của đền vẫn còn lưu giữ phiến đá có dấu tích của nàng BìnhKhương khi đập đầu vào đá và bia đá ghi lại sự tích về cái chết của nàng BìnhKhương và chồng nàng là Trần Công Sĩ. Từ năm 2009 ngôi đền được trùng tu, tôntạo trở nên khang trang hơn, lượng khách đến viếng ngày một đông, quanh năm bốnmùa hương khói nghi ngút.
Mộ phần cống sinh TrầnCông Sỹ - chồng nàng Bình Khương
Di tích đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóacấp tỉnh năm 1995. Và nơi đây từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâmlinh của nhân dân địa phương và du khách gần xa. Du khách đến với Di sản ThànhNhà Hồ cũng không quên ghé thăm đền thờ nàng Bình Khương, thắp nén nhang thànhkính cho một người con gái "Tiết - Hạnh - Khả - Phong”.
BT: Lê Lan
Ảnh: Sưu tầm