Di chỉ Khảo cổ học văn hóa Đông Sơn gồm 2 khu vực chính là ven bờ namsông Mã và trong làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố ThanhHóa). Nơi đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam. Địadanh này đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Namthời kỳ dựng nước.
Với phát hiện của ông Nguyễn Văn Nắm (ông Kiểm Đạt) năm 1924 về một sốđồ đồng nằm trong lòng đất khi sông bị lở, và các công bố sau này của trườngViễn Đông Bác Cổ trên tạp chí khoa học, làng Đông Sơn trở thành nổi tiếng thếgiới dành cho “thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”, định danh cho nền“văn hóa Đông Sơn” của Việt Nam, là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồsắt ở Việt Nam, tồn tại vào thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ I-II sau CN. Đây làphát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam; cho thấy làng Đông Sơn làmột trong những làng Việt cổ xuất hiện từ rất sớm, tồn tại phát triển liên tụccho tới ngày nay; từ sự liên kết chặt chẽ và mang tính cộng đồng cao, cư dânĐông Sơn đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Sau hơn 80 năm đã có 7 lần khaiquật khảo cổ học tại làng Đông Sơn với quy mô lớn. Tổng diện tích khai quật lênđến 2.214m2, đã thu được số lượng di vật đồ sộ, phong phú, gồm có công cụ sảnxuất (lưỡi cày, liềm, đục, rìu...); vũ khí (dao găm, đoản kiếm, mũi tên...); đồđựng (nồi, bình, chậu...); đồ trang sức (khuyên, vòng, chuỗi hạt...); các đồvật khác (tượng, chuông, trống...). Trong nhiều di vật được tìm thấy, trốngđồng là vật giàu giá trị bậc nhất. Trống đồng Đông Sơn được xem là tinh hoa củavăn minh Đông Sơn - văn minh dân tộc, bởi giá trị và tính thiêng của nó...
Vòngđeo chân
Trốngđồng, đỉnh cao của Văn hoá Đông Sơn
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Vănhóa Thể thao & Du lịch) đã công nhận khu vực di chỉ này là di tích cấp Quốcgia theo quyết định số 315-VH/VP ngày 28/4/1962, bao gồm: Khu vực núi Đông Sơnvà từ núi ra đến bờ sông Mã, từ cầu Hàm Rồng vào thôn Đông Sơn thuộc xã ĐôngGiang (nay là phường Hàm Rồng). Sau các cuộc khai quật, khu vực khảo cổ ven bờsông Mã được phân về cho các cơ quan xí nghiệp, các hố khảo cổ được lấp lại đểbảo quản. Hố khảo cổ trong làng Đông Sơn nằm phía Bắc làng, được giữ lại làm hốtrưng bày ngoài trời để phục vụ khách tham quan.
Hốkhai quật di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn - nơi phát hiện đầu tiên
Đông Sơn là địa điểm đầu tiên tìm ra dấu vết của một nền văn hóa đồ đồngrực rỡ, nên danh từ Đông Sơn đã trở thành một thuật ngữ khảo cổ học cho cả nướcvà thế giới. Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn thuộc làng cổ Đông Sơn trở thành điểmtham quan du lịch hấp dẫn với du khách thập phương là đề tài phong phú thu hútcác nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đam mê tìm hiểu, nghiên cứu về khảocổ...
BT: Lê Lan
Ảnh: Sưu tầm