ChùaBáo Ân
ChùaBáo Ân là di tích đã được xếp hạng toạ lạc ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng,huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 35km.
Chùa Báo Ân, lúc đầu có tênchữ là “Lộc Sơn tự”, sau đổi thành “Báo Ân tự”, nhân dân thường gọi là chùaBáo. Các tên gọi khác nhau của chùa đều gắn với những truyền thuyết, đã sử mangtính thiêng, tính thiện và lòng biết ơn báo đền “Ân”, “Đức”. Trải qua thờigian, ngôi chùa đã bị xuống cấp đếnnay đã được xây dựng lại với các hạngmục như Cung Tam Bảo, Phủ,tượngphật QuánThế Âm Bồ Tát, Bia và tháp Viên Quang.
Chùa nằm dưới chân núi Báo,trước chùa có dòng sông Mã uốn lượn rất nên thơ, bên kia bờ là xã Định Tân,huyện Yên Định. Khúc sông trước chùa còn gắn với biết bao sự tích, huyền sử vàcác sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm truyền thống của cư dân trồng lúanước như: Vụng Quần Tiên, hòn đá Ngốc, đá Bàn, ghềnh Trùng Trục (hay ghềnhTrai),… đặc sắc nhất là lễ hội rước nước diễn ra vào ngày 28/2 âm lịch hàng năm.
Lễhội rước nước cổ truyền
Thời kỳ phong tràocần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, chùa Báo Ân còn là nơi thường trú vàthường xuyên lui tới của các lãnh tụ và nghĩa quân Hùng Lĩnh dưới sự lãnh đạocủa Tống Duy Tân. Thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945, chùa Báo Ân lànơi liên lạc và ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Trong kháng chiến chống Phápchùa là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và cứu chữa thương bệnh binh.
Ngày nay, với khônggian thoáng đãng và nên thơ, Chùa Báo Ân đã trở thành nơi được nhiều du kháchlựa chọn tìm đến chiêm bái và vãn cảnh.
BT: Lê Lan
Ảnh: Sưu tầm