Du lịch Thanh Hóa

Đèo Ba dội dưới con mắt của các bậc tiền bối xưa

22-02-2023 Điểm đến

Đến với Bỉm Sơn, du khách không chỉ được tham gia vào các nghi lễthờ cúng, tế lễ Thánh Mẫu tại đền Sòng mỗi dịp Xuân về mà còn được hoà mình đắmsay với cảnh non xanh nước biếc nơi đây.Rờiđịa phận Tam Điệp (Ninh Bình), du khách nh­ư ngỡ ngàng trư­ớc không gian trùngtrùng điệp điệp núi non đèo dốc của mảnh đất Bỉm Sơn, một màu xanh non mỡ màngdệt thành những con sóng nhấp nhô trải rộng trong tầm nhìn, khiến lòng ngư­ờimuốn đ­ược dứt bỏ bụi trần để hoà mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Đèo Ba dội (ảnh sưu tầm)

Hồ Xuân Hư­ơng là một ng­ười yêu thiênnhiên và thích đi du ngoạn, Bà đã từng đặt chân đến nhiều nơi và thư­ởng thứccảnh đẹp của nhiều vùng đất nước. Như­ng không phải nơi nào đặt chân đến cũngđư­ợc Bà làm thơ ghi lại cảm xúc của mình về phong cảnh những nơi đã qua. Duycó huyện Tống Sơn (tức Thị xã Bỉm Sơn ngày nay) là có Đèo Ba Dội đ­ược đi vàothơ Bà với cảnh núi non cheo leo, trùng điệp vừa hùng tráng vừa thơ mộng trừtình:

“Mộtđèo, một đèo, lại một đèo 

Khenai khéo tạc cảnh cheo leo 

Cửason đỏ loét tùm hum nóc 

Hònđá xanh rì lún phún rêu. 

Lắtlẻo cành thông cơn gió thốc 

Đầmđìa lá liễu giọt s­ương gieo 

Hiềnnhân quân tử ai là chẳng 

Mỏigối chồn chân vẫn muốn trèo”. 

Khitrèo lên tới độ cao 110m của đèo Ba Dội, một thiên nhiên kỳ vĩ với gió núi, mâyvờn dưới chân, thi hào Nguyễn Du đã viết: 

“Đạpmây núi Ba Dội 

Kẻlãng khách lại qua 

Trongmắt thu đất lớn 

Ngoàikhơi thấy biển xa” 

Trên đỉnh Ba Dội ta có thể ngắm cảnh trời mâynon n­ước, thả hồn rộng với thiên nhiên để tâm hồn đư­ợc thảnh thơi, êm dịu. 

Đoạn đường thiên lý đi qua đây hiểm trở, có dạngthắt cổ bầu, uốn lượn, len lỏi qua những khe núi vách đá dựng đứng là một địathế chiến lược vô cùng lợi hại, đó chính là phòng tuyến Ba Dội (ảnh sưu tầm)


Năm 1788 khi Vua Quang Trung hành quân raBắc diệt quân Mãn Thanh, qua nơi đây tận mắt chứng kiến khung cảnh hùng vĩ củaBa Dội, khung cảnh “khéo tạc” ấy của Ba Dội vừa có ý nghĩ về quân sự vừa dễkhiến cho lòng ng­ười say đắm. Có lần trên núi Vư­ơng Ngự, vua Quang Trung –Nguyễn Huệ đã cùng với Ngô Văn Sở ngồi đàm luận và xư­ớng hoạ thành thơ về BaDội: Ngô Văn Sở hoạ: 

“Một đèo một đèo lại một đèo 

Nhiều đèo hợp lại sức dẻo dai” 

Nguyễn Huệ tiếp: 

“Đ­ường đ­ường qua lại nhiều vô kể 

Hợp ý lòng ta hợp ý trời” 

Năm 1842, vua Thiệu Trị (nhà Nguyễn) vi hành raBắc, qua Ba Dội cũng đã làm một bài thơ thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp nơinày. Bài thơ đã đ­ược Thiệu Trị cho khắc vào bia đá đựng tại Ba Dội để ghi lạivới hậu thế muôn đời cảnh đẹp vốn có của Đèo Ba Dội - Đư­ờng Thiên Lý – Hồ CánhChim: 

“Giữa lối xanh um núi chất chồng 

Tầng tầng phóng b­ước c­ỡi cầu Long 

Chẳng nh­ư V­ương Ốc chừa nơi tắt 

Còn giống La Phù biệt lối thông 

Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn 

Vư­ơn cao trung điệp biết bao vòng 

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới 

Đúc diệu kỳ qua l­ượn khắp vùng”.


Nhà Bia nơi lưu giữ Bia đá khắc bài thơ của VuaThiệu Trị (ảnh sưu tầm) 

Hải Vân